Home Pháp Luân Công 30 câu hỏi tiết lộ Bí ẩn Sự Thật Về Pháp Luân Công (Phần 2)

30 câu hỏi tiết lộ Bí ẩn Sự Thật Về Pháp Luân Công (Phần 2)

3,018
30 câu hỏi về Pháp Luân Công phần 2

Pháp Luân Công và sự thật tưởng như bí ẩn một trong cuộc bức hại tà ác nhất lịch sử loại người từ “ngày xửa ngày xưa” cho đến nay. Nếu vẫn chưa hề hay biết hoặc vẫn còn những khúc mắc, khó chịu về môn tu luyện này thì bạn Hãy đọc bài viết sau:

Xem thêm : phần 1 Phần 3

Phần II. Một số câu hỏi liên quan

11. Tập Pháp Luân Công có bị tẩu hỏa nhập ma không, có tịch cốc không?

Khái niệm “tẩu hỏa nhập ma” xuất phát từ  tiểu thuyết, nhằm thỏa mãn tâm lý hiếu kì của độc giả. Trong các sách tu luyện trong quá khứ không có thuật ngữ này, trong tu luyện thực chất không có vấn đề này.

“Tịch cốc” đại ý là không ăn không uống. Trong một số môn tu luyện đặc định có phương pháp này, lý do là bởi vì họ tu luyện trong hang động trong núi sâu rừng già, cách ly với nguồn ăn uống. Pháp Luân Công tu luyện trong cuộc sống đời thường nên không có khái niệm này. Thực ra tất cả các môn tu luyện trong tôn giáo và đời thường đều không có phương pháp này. Có một số cá nhân cố ý làm việc này chẳng qua là mang theo tâm lý bất chính, cũng gây ra một số ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống xã hội.

12. Tập Pháp Luân Công có giới cấm gì không?

Pháp Luân Công không đi theo con đường tôn giáo, cũng không có tổ chức có quyền lực gì với bất kì ai. Do vậy không có giới cấm theo kiểu ràng buộc bằng quyền lực. Tuy vậy có một số điều cấm kị, nếu ai vi phạm thì không còn được coi là một người tu luyện Pháp Luân Công. VD như cấm thu phí, cấm tham gia đấu tranh chính trị

Một số giới cấm khác cũng được nêu ra rất nghiêm khắc như sát sinh, dùng ma túy, quan hệ nam nữ ngoài hôn nhân… Ai tu luyện mà vi phạm các giới cấm này thì về nguyên lý sẽ hầu như không thể tu luyện được nữa. Ngay cả hút thuốc, uống rượu… cũng sẽ làm cho một người tu luyện gặp rất nhiều khó khăn, mà có thể không vượt qua trong quá trình tu luyện.

13. Pháp Luân Công là của Trung Quốc nên một số người không thích?

Có nhiều phần văn hóa truyền thống tại Việt Nam liên quan tới Trung Quốc. Nho giáo, Phật giáo Đại thừa và Đạo giáo đều xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả thuốc bắc, châm cứu cũng vậy, thậm chí cả ngôn ngữ như tên gọi của mỗi người chúng ta cũng đa số đều đặt theo cách hiểu Hán Việt.

Tâm lý ghét Trung Quốc tại Việt Nam phần lớn xuất phát từ sau cuộc xâm lược của chính quyền ĐCSTQ năm 1979. Hệ thống thông tin tuyên truyền có một thời gian dài là bài xích Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc mấy chục năm nay cũng làm nhiều việc không tốt. Người Trung Quốc cũng do cuộc đại CMVH và sự phá hủy văn hóa truyền thống của ĐCSTQ nên họ thực sự làm ra nhiều việc khiến ca thế giới mất cảm tình.

Mặc dù vậy khi tiếp xúc với nguyên lý của Pháp Luân Công thì mọi người Việt Nam đều như tìm lại được văn hóa truyền thống Á Đông vốn đã bị mai một. (thực chất đây cũng là một lý do sâu xa mà ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công. Vì ĐCSTQ phá hoại tất cả những gì thực sự thuộc về văn hóa truyền thống, còn Pháp Luân Công đã khơi gợi văn hóa ấy trở lại)

14. Nghe nói tập Pháp Luân Công không được thờ cúng tổ tiên, đi chùa

Thông thường nếu người ta theo một tôn giáo nào đó, thì cũng phủ định các nghi lễ hay tôn giáo khác. Pháp Luân Công chỉ là tu luyện chứ không phải là tôn giáo, không có nghi lễ nên cũng không yêu cầu người tập phải từ bỏ nghi lễ nào. Có lẽ nhiều người trước khi tu luyện Pháp Luân Công thì việc thờ cúng ông bà tổ tiên và đi chùa đã mang nặng tâm lý truy cầu. Khi họ hiểu được bản chất của các nghi lễ đó thì họ có thể làm các việc đó một cách nhẹ nhàng hơn. VD việc thờ cúng ông bà tổ tiên là thể hiện chữ Hiếu – là sự ghi nhớ công đức nuôi dạy của ông bà tổ tiên, cũng để cầu mong cho tổ tiên được siêu thoát, chứ không phải để cầu xin sự giúp đỡ từ người đã khuất. Hay việc đi chùa bái Phật là để người ta sám hối những lỗi lầm và thể hiện tâm nguyện sẽ sửa đổi tâm tính theo những gì Phật dạy, thay vì tới để cầu xin Thần Phật giúp cho phát tài, giải nạn…

Tất nhiên những người chuyên tu theo tôn giáo như Phật giáo thì đều phải rời bỏ gia đình, nên đương nhiên không còn thờ cúng ông bà tổ tiên. Tu luyện Pháp Luân Công không theo hình thức tôn giáo, chỉ chú trọng tới tự tu sửa tâm tính.

15. Có người nói tập Pháp Luân Công không được uống thuốc, đi viện và có một số người vì thế đã bệnh nặng hơn hoặc bị chết?

Pháp Luân Công không có bất cứ một ràng buộc nào, lại càng không ngăn cấm điều trị bằng các phương pháp khác khi tập luyện. Tuy nhiên, để tu luyện Pháp Luân Công có hiệu quả về chữa bệnh thì người tập cũng phải nỗ lực đề cao tâm tính, thường xuyên đọc sách để hiểu rõ hơn nguyên lý. Do đó, kết quả với mỗi người là khác nhau, trong khi bệnh của họ lại nặng thì kết quả rất có thể sẽ không ổn.

Thực chất Pháp Luân Công là để tu luyện chứ không có mục đích cuối cùng là chữa bệnh, và ngay từ đầu trong sách cũng đã nói về việc không cho phép người mang bệnh nặng tới học. Nhưng số người đến với Pháp Luân Công để chữa bệnh chiếm một tỉ lệ rất cao, trong đó có nhiều người bệnh nan y đã không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Rất nhiều người đã thực sự khỏi bệnh hoăc chuyển biến tốt. Nói ở góc độ khác thì so với bất cứ phương pháp nào khác, Pháp Luân Công cũng đã thể hiện khả năng chữa bệnh nâng cao sức khỏe tốt nhất rồi.

16. Nghe nói tập Pháp Luân Công sẽ u mê rồi bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình?

Tu luyện Pháp Luân Công là giúp người ta có được cuộc sống tốt hơn. Bởi vì khi sức khỏe cải thiện, tinh thần bớt căng thẳng thì mâu thuẫn trong cuộc sống cũng ít và dễ giải quyết. Đối với xã hội và quốc gia, nếu nhiều người tu tâm hướng thiện, không làm điều xấu đương nhiên cũng có tác động tích cực.

Các môn tu luyện trong quá khứ, hoặc chuyên tu theo Phật giáo thường phải lựa chọn rời bỏ cuộc sống, gia đình, tên họ cũng bỏ. Tuy nhiên Sự thật về Pháp Luân Công tu luyện trong cuộc sống đời thường. Do vậy yêu cầu về sự đảm bảo phù hợp với cuộc sống và công việc đời thường, đã được nói rõ và nhắc lại nhiều lần trong sách của Pháp Luân Công. Có thể có một số cá biệt hành xử thiếu chuẩn mực, nhưng do trong sách của Pháp Luân Công đã khuyến cáo rõ về vấn đề này nên đa số họ sẽ điều chỉnh lại, tu luyện Pháp Luân Công cần phải phù hợp tối đa với cuộc sống bình thường.

17. Một số người nói rằng Sự thật về Pháp Luân Công lấy một số nguyên lý bên Phật giáo rồi trộn lẫn với những thứ khác mà thành nguyên lý của mình?

Người sáng lập Pháp Luân Công đã phải sử dụng nhiều kiến thức để có thể giảng rõ nguyên lý của Pháp Luân Công. Từ vật lý, khảo cổ, thiên văn học, y học hiện đại, y học cổ truyền, văn hóa truyền thống, đến các hiểu biết trong tôn giáo như Đạo giáo, Phật giáo… Nhiều người cũng biết Phật Thích Ca trước đây khi giảng Pháp của mình cũng đề cập đến nhiều điều trong Bà La Môn giáo. Đó cũng không phải là lợi dụng hay ăn cắp những điều của Bà La Môn giáo. Pháp Luân Công là một trong 8 vạn 4 ngàn môn thuộc trường phái Phật. Do vậy có sử dụng một số thuật ngữ mà các môn thuộc Phật giáo đã dùng, nhưng bản chất là khác nhau. Thực ra ngay trong các môn thuộc Phật giáo, cũng sử dụng nhiều thuật ngữ giống nhau, nhưng bản chất ở mỗi môn cũng khác nhau.

Ngoài phần tu tâm, Pháp Luân Công có một bộ công Pháp để luyện, trong khi các môn thuộc Phật giáo không luyện động tác, chỉ chú trọng tu tâm và thiền định. Ngay từ đầu, sách Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công đã ghi rõ rằng Pháp Luân Công không phải là Phật giáo, cũng không đi theo con đường tôn giáo mà là tu luyện trong cuộc sống đời thường. Bất kì ai lấy điều gì thực sự của môn nào đó, hay trộn lẫn nhiều môn vào thì chắc chắn không thể có tác dụng gì. Bởi vì cơ chế diễn hóa tong tu luyện vô cùng phức tạp, mỗi môn đều có một bộ cơ chế độc lập. Nếu việc trộn lẫn các môn lại với nhau mà vẫn có hiệu quả, thậm chí chỉ cần có hiệu quả về chữa bệnh thì đã có nhiều người làm việc đó để kiếm tiền rồi. Mức độ chuyển biến mạnh mẽ về sức khỏe và tinh thần khi tu luyện Pháp Luân Công cho thấy nó phải có những đặc điểm đặc biệt và rất riêng. Do vậy những điều thực chất trong Pháp Luân Công là không có ở bất kì môn nào khác.

18. Nghe nói học viên Pháp Luân Công biểu tình bao vây chính quyền Trung Quốc nên bị đàn áp?

Sự kiện 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 1 vạn học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện tại phòng thỉnh nguyện quốc gia tại Bắc Kinh, là cái cớ mà Giang Trạch Dân gây sức ép lên bộ máy lãnh đạo ĐCSTQ để đán áp Pháp Luân Công. Chúng ta xem xét lại một số nội dung liên quan đến sự kiện này, để tự có nhận định của mình: Từ năm 1996 trở đi, Pháp Luân Công tiếp tục được đón nhận rộng khắp tại Trung Quốc, nhưng ĐCSTQ bắt đầu mang theo tâm lý lo ngại. Tiếp sau đó là các hoạt động điều tra của nhiều cơ quan như bộ công an, bộ y tế, bộ thể dục thể thao và một số cơ quan, cá nhân lãnh đạo. Trong 3 năm điều tra chính thức và bí mật, họ đều không nhận thấy có điều gì gây lo ngại cho an ninh xã hội hay chính trị từ Pháp Luân Công.

Mặc dù vậy, số lượng người tập Pháp Luân Công ngày càng lớn, lại không theo hình thức tổ chức chính thức mà ĐCSTQ có thể dựa vào đó để chi phối. Điều này gây lo ngại cho một số người trong ĐCSTQ, vốn mang theo tâm lý hoang tưởng về sự mất kiểm soát. Một số trong đó có tư tưởng cơ hội chính trị đã tiếp tục kích động bôi nhọ Pháp Luân Công như La Cán, Hà Tộ Hựu… Hà Tộ Hựu, một người có danh nghĩa viện sĩ không có thành tựu khoa học thực chất nhưng đã có nhiều kinh nghiệm về việc thăng tiến bằng cách lấy danh nghĩa “khoa học” để ca ngợi lý luận chính trị của Mao Trạch Đông và Giang Trạch Dân (thời cách mạng văn hóa, ông ta đã dùng tư tưởng Mao Trạch Đông để giải thích “thành tựu đột phá” về kết cấu của nguyên tử, ông ta cũng công bố rằng: “Một vài quy luật của nguyên tử phù hợp với tư tưởng Tam đại biểu của Giang Trạch Dân”). Ông này đã viết một số bài báo công kích Pháp Luân Công trên Đài truyền hình Bắc Kinh và tạp chí của học viện giáo dục Thiên Tân. Do vậy một số học viên đã tới Đài truyền hình phản ánh sự thật, sau đó Đài truyền hình Bắc kinh đã nhận thấy sai sót và đưa tin sự thật về Pháp Luân Công. Ngày 18 tháng 4 năm 1999, một số học viên khác cũng đã tới Tòa soạn Tạp chí để phản ánh, đại diện của Tạp chí cũng thừa nhận sai sót và hứa sẽ chỉnh lại cho đúng sự thật, nhưng sau đó họ lại không làm. Ngày 23, 24 tháng 4 năm 1999 có 300 cảnh sát chống bạo động tới trấn áp và bắt giam 40 học viên. Chính quyền TP Thiên Tân cũng thông báo rằng Bộ công an đã chỉ đạo việc này và hướng dẫn các học viên phải lên Bắc Kinh để khiếu nại mới giải quyết được vấn đề.

Sự kiện 25 tháng 4 bắt đầu từ đó. Các học viên khu vực gần Bắc Kinh đã thông tin cho nhau để sáng ngày hôm sau lên phòng thỉnh nguyện quốc gia để đề xuất ý kiến, trong đó có đề nghị công an thả người. Phòng thỉnh nguyện này nằm ngay cạnh Trung Nam Hải – khu phức hợp làm việc của lãnh đạo ĐCSTQ và chính quyền TW. Do đó, Giang Trạch Dân đã chụp mũ cho Pháp Luân Công “bao vậy trung Ương” nhằm ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Thực chất số người thỉnh nguyện chỉ chiếm 0,1 phần nghìn số học viên cả nước. Học viên Pháp Luân Công cũng không phản đối chính phủ, không có bất cứ yêu cầu nào về chính trị. Thậm chí chính thủ tướng Chu Dung Cơ, hôm đó đã tiếp đại diện học viên và ra lệnh giải quyết tất cả các thỉnh cầu của học viên. Nhưng cuối cùng thì sự đố kị và lo sợ hoang tưởng của Giang Trạch Dân, cùng quyền lực tuyệt đối của ông ta đã dẫn đến quyết định đàn áp.

Chính quyền ĐCSTQ còn dàng dựng một vụ tự thiêu trên Thiên An Môn, họ thuê mấy người tự thiêu rồi quy chụp cho Pháp Luân Công. Sau đó họ dùng hệ thống tuyên truyền một chiều liên tục cường độ cao trong thời gian dài, thậm chí đưa cả vào sách giáo khoa cho trẻ em và các bài thi trên lớp. Do vậy rất nhiều người Trung Quốc dần dần đã tin theo và thù oán Pháp Luân Công. Thực ra chỉ cần một người độc lập suy xét thì sẽ thấy sự việc bất thường. Một là tự thiêu là việc không thể đoán trước nhưng rất nhiều máy quay phim, rất nhiều cảnh sát trang bị cứu hoả, phóng viên hiện trường phỏng vấn có mặt đầy đủ. Tất cả cho thấy chính quyền đã dàn dựng rất kĩ, đồng thời ngăn cấm tất cả các báo chí tự do tìm hiểu điều tra. Nếu hành động này đại diện cho học viên Pháp Luân Công thì với hàng trăm triệu người sẽ phải tiếp tục có thêm nhiều vụ tương tự, nhưng thực tế không như vậy. Mọi người quan tâm có thể xem video phân tích sau để hiểu rõ sự việc đã được dàn dựng như thế nào: http://vn.minghui.org/news/27307-video-la-tu-thieu-hay-la-vo-kich-cua-dcstq.html

Load More Related Articles
Load More By yondaime
Load More In Pháp Luân Công

Check Also

30 câu hỏi tiết lộ Bí ẩn Sự Thật Về Pháp Luân Công (Phần 3)

Pháp Luân Công và sự thật tưởng như bí ẩn một trong cuộc bức hại tà ác nhất lịch sử loại n…